Chính Jose Mourinho là người từng đưa Matic trở lại Chelsea trong giai đoạn thứ hai huấn luyện The Blues. Hiện nhà cầm quân người Bồ hy vọng sẽ lôi kéo được cậu học trò cũ sang đội bóng mới ông dẫn dắt là Man United.
Mặc dù là thành viên cốt cán giúp Chelsea vô địch Ngoại hạng năm ngoái, nhưng Matic đánh mất phong độ ở mùa giải vừa qua, hậu quả là Mourinho buộc phải ra đi không kèn không trống giữa mùa.
Đã xuất hiện tin đồn giữa Matic và Mourinho nảy sinh mâu thuẫn khi ông thay ra tiền vệ này chỉ sau 27 phút thi đấu ở trận thua Southampton 1-3, nhưng "người đặc biệt" vẫn là fan lớn của tiền vệ Serbia.
![]() |
Matic muốn tái hợp thầy cũ Mourinho |
Cũng chính Matic là một trong số những cầu thủ Chelsea hiếm hoi công khai lên tiếng ủng hộ ông thầy người Bồ khi Mourinho bị sa thải.
Bản thân Mourinho đang rất muốn tái hợp Matic ở Old Trafford nên đã có những cuộc trò chuyện mời anh gia nhập MU.
Theo báo chí Anh, khi Conte hỏi về ý định của Matic trong tương lai, tiền vệ thuận chân trái này đã bày tỏ mong muốn ra đi vì không còn thấy hạnh phúc ở Stamford Bridge.
Nếu Chelsea gật đầu đồng ý, phía Quỷ đỏ sẵn sàng trả mức phí 25 triệu bảng để thương vụ chuyển nhượng Matic sớm được thông qua.
* T.A
" alt=""/>Matic nói thẳng với Conte: Tôi muốn tái hợp Mourinho!“Kế hoạch đầy tham vọng này của chính phủ bắt đầu từ năm nay với mong muốn phát triển các đoàn tàu có thể hoạt động với động cơ đẩy hybird, cho tốc độ nhanh hơn”, Giáo sư Jia Limin – Đaị học Giao thông Bắc Kinh cho biết.
Hệ thống tàu cao tốc của Trung Quốc được thiết kế để hoạt động trong mùa đông khắc nghiệt ở các tỉnh vùng đông bắc nước này, nơi nhiệt độ mùa đông có thể giảm dưới âm 40 độ C. Ngoài ra, hệ thống này cũng sẽ chạy được ở vùng cao nhất thế giới như Tây Tạng và các sa mạc biên giới phía tây Trung Quốc.
Nước này đang muốn sử dụng đường sắt tốc độ cao như mũi nhọn tiếp theo để cạnh tranh công nghệ với Mỹ, Nhật Bản, châu Âu.
“Tại Trung Quốc, hiện đang có 20.000 km đường sắt, chiếm 60% tổng mạng lưới đường sắt hiện có trên thế giới. Dự kiến, nó sẽ mở rộng đến 30.000 km vào năm 2010 và 45.000 km vào năm 2030”, Jia- người đứng đầu dự án đường sắt cao tốc tại Trung Quốc phát biểu.
![]() |
Trung Quốc đang thiết kế tàu cao tốc với vận tốc tối đa 500 km/h. Đây có thể là dự án giúp Trung Quốc dẫn đầu ngành đường sắt thế giới. Ảnh: SCPM. |
Tàu hỏa cao tốc Shinkansen của Nhật Bản có tốc độ nhanh nhất thế giới đã mở rộng từ năm 1964 với quãng đường 2.765 km với tốc độ 320 km/h, 284 km đường sắt Shinkansen mini với tốc độ tối đa 130 km/h.
Dự án đường sắt cao tốc của Trung Quốc bắt đầu từ 2004 khi Bộ Đường sắt gọi thầu để xây dựng một tàu có thể chạy 200 km/h với tốc độ tối đa 350 km/h.
Các công ty Nhật Bản, Canada, Đức, Pháp đã đấu thầu dự án và thành lập liên doanh với đối tác Trung Quốc để chia sẻ công nghệ của họ. Ba năm sau đó, chuyến tàu cao tốc đầu tiên CRH1A đã lăn khỏi dây chuyền rắp ráp với tốc độ tối đa 250 km/h.
Sau nhiều năm tiếp thu và tinh lọc công nghệ của nước ngoài, các công ty Trung Quốc đã có khoảng 3.000 km đường sắt tốc độ cao trong đơn đặt hàng của họ.
Việc sử dụng hệ thống đẩy hybrid có thể dụng bằng dòng điện, hỗ trợ được pin và động cơ diesel là một trong những cải tiếng đáng lưu ý được Trung Quốc sử dụng. Nước này còn đang có kế hoạch thử nghiệm một hệ thống tàu hỏa cao tốc có khả năng chạy với vận tốc 600 km/h.
Theo Zing
" alt=""/>Trung Quốc thiết kế tàu cao tốc 500 km/giờẢnh mô phỏng virus corona mới do Cơ quan phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) công bố. Ảnh: Reuters.
Microsoft, Amazon, Facebook, LG và Razer đều hạn chế nhân viên đến Trung Quốc trong bối cảnh virus mới diễn biến khó lường. Nhiều công ty trong lĩnh vực điện tử, ôtô và giải trí cũng có những động thái tương tự.
Không chỉ đóng cửa Apple Store, Apple còn lo chủng virus corona mới ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch sản xuất. Theo nguồn tin của Nikkei Asian Review, chuỗi cung ứng linh kiện cho Apple lo ngại quá trình sản xuất bị gián đoạn khi bệnh viêm phổi cấp do virus Corona gây ra đang lan rộng khắp Trung Quốc.
Apple đặt hàng sản xuất 80 triệu iPhone trong giai đoạn nửa đầu năm 2020, tăng hơn 10% so với quy mô cùng cùng năm ngoái, một nguồn tin từ chuỗi cung ứng cho biết. Trong số đó, có 65 triệu chiếc thuộc dòng iPhone đang lưu hành trên thị trường, chủ yếu là series iPhone 11. 15 triệu còn lại thuộc về mẫu smartphone giá rẻ hãng dự định công bố vào tháng 3 tới đây.
"Năm nay bận rộn hơn nhiều so với năm ngoái", một nguồn tin trong chuỗi cung ứng cho biết.
![]() |
Nhà máy của Tesla hay các đối tác Apple đểu lo ảnh hưởng sản xuất trước dịch bệnh. Ảnh: Getty. |
Tuy nhiên, các nhà cung cấp cảnh báo tiến trình sản xuất có thể ngưng trệ vì sự bùng phát của virus corona tại Hồ Bắc (Trung Quốc), tỉnh giáp ranh Hà Nam và Quảng Đông, những nơi đặt nhà máy gia công chính cho Apple.
"Tình hình (virus corona) ở Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất", một giám đốc điều hành chuỗi cung ứng vừa hoãn chuyến đi Trung Quốc vì lo ngại virus, nói với Nikkei.
Theo nhận định của nhà phân tích Nicole Peng thuộc Canalys, virus corona có thể gây ảnh hưởng tới nhiều hãng smartphone khác. Do người dân nhiều nơi bị hạn chế đi lại, kế hoạch sản xuất ở các nhà máy lẫn ngành bán lẻ đều sẽ bị ảnh hưởng.
"Các hãng cần nghĩ kế hoạch đối phó nghiêm túc với dịch bệnh và chuẩn bị sẵn nhiều phương án", bà Nicole Peng nhận định.
![]() |
Nhiều tập đoàn công nghệ lớn như Amazon, Microsoft và Facebook đã cấm nhân viên bay đến Trung Quốc. Google, Apple thậm chí đã phải đóng cửa tạm thời văn phòng và cửa hàng tại đất nước này. Ảnh: Reuters. |
Không chỉ ngành smartphone, nhà máy của Tesla tại Thượng Hải cũng buộc phải đóng cửa tạm thời khi tình hình dịch bệnh vẫn chưa có cải thiện. Theo Giám đốc tài chính Zach Kirkhorn của Tesla, điều này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới tiến độ xuất xưởng mẫu Model 3 của công ty.
"Hiện tại chúng tôi dự đoán dây chuyền sản xuất Model 3 tại Thượng Hải sẽ bị trễ khoảng 1 tới 1,5 tuần do yêu cầu đóng cửa nhà máy của chính phủ", ông Kirkhorn nói trong thông báo tới nhà đầu tư. Tesla chỉ là một trong số rất nhiều công ty bị ảnh hưởng khi chính phủ Trung Quốc yêu cầu các nhà máy đóng cửa tới ngày 9/2.
Giống như nhiều sự kiện chính trị, xã hội, các mạng xã hội tiếp tục trở thành nền tảng để lan truyền nhiều thông tin giả về virus corona. Do diễn biến dịch nhanh, số lượng người nhiễm và tử vong tăng liên tục nên các thông tin lan truyền trên mạng càng nhanh chóng hơn.
![]() |
Những hướng dẫn để chống virus đi ngược lại khuyến cáo từ chuyên gia y tế. |
Tại Việt Nam, nhiều người đã sử dụng Facebook để lan truyền thông tin không đúng sự thật, chưa kiểm chứng về số lượng, quy mô dịch bệnh cũng như cách phòng bệnh. Đáng nói, những thông tin về cách phòng bệnh như tự cách ly khi bị sốt hay đeo ngược khẩu trang lại đi ngược với những hướng dẫn của chuyên gia y tế về phòng, chống dịch bệnh.
Không chỉ tại Việt Nam, những thông tin sai sự thật cũng được chia sẻ rộng rãi trên Facebook ở nhiều nước. Theo CBS News, mặc dù từng tuyên bố dồn lực chống lại tin giả, thậm chí tạo ra hẳn một ô cảnh báo mỗi khi người dùng chia sẻ tin giả, vụ virus corona cho thấy Facebook vẫn đang bất lực trong việc ngăn chặn người dùng chia sẻ thông tin thất thiệt.
Mạng xã hội Twitter hay các diễn đàn như Reddit cũng gặp vấn nạn tương tự. Theo Axios, có gần 13.000 bài viết trên Twitter, Facebook và Reddit từ 24-27/1 đã chia sẻ các thuyết âm mưu về virus này như việc nó là vũ khí sinh học hay được tạo ra để giảm dân số. Đó mới là con số trên các trang, nhóm công khai, còn thông tin lan truyền trên các nhóm Facebook bí mật sẽ khó kiểm soát hơn nhiều.
" alt=""/>Chỉ một tuần, virus corona làm giới công nghệ hỗn loạn